Lâm nghiệp Cộng đồng tại Việt Nam

Lâm nghiệp Cộng đồng tại Việt Nam

Việt Nam đang nổi lên như một trong những câu chuyện phát triển thành công ở châu Á, nhưng nhiều người dân chuyên sống phụ thuộc vào rừng lại đang mất dần nguồn sống của mình.

 

Trong bối cảnh kinh tế phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm mạnh và độ che phủ của rừng tăng lên. Tuy nhiên, đằng sau tấm màn phát triển đó là những thách thức như: Những người dân phải sống dựa vào rừng đang mất dần nguồn sống và thảm rừng tự nhiên mà họ phụ thuộc vào cũng đang mất dần đi.

 

Từ những năm 1990, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc làm cho khu vực lâm nghiệp trở thành có sự tham gia và bền vững hơn. Đến nay, đã có khoảng một phần ba diện tích rừng của cả nước được giao cho người dân địa phương. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tăng dần thảm rừng che phủ của mình và trở thành người đi đầu trong việc nghiên cứu và áp dụng những sáng kiến mới như Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) và Giảm khí phát thải do phá rừng và mất rừng (REDD+).

 

Bất chấp một vài thành công đó, quá trình cải cách quyền hưởng dụng hiệu quả và công bằng vẫn là một thách thức lớn. Các mục tiêu giao rừng mới chỉ thực hiện được một phần và những khu rừng nguyên sinh gần như đã biến mất. Rất nhiều người dân sống phụ thuộc vào rừng vẫn bị mắc kẹt trong nghèo đói. Khi công cuộc cải cách vẫn tiếp diễn trong bối cảnh biến đối khí hậu, dân số tăng và một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, những diễn biến trong thập kỷ này sẽ có ý nghĩa quan trọng đến tương lai của người dân và rừng tại Việt Nam. Mở rộng chương trình Quản lý Lâm nghiệp Cộng đồng của Việt Nam sẽ là một trong những yếu tố chính để đảm bảo thành công trong tương lai.