Các đóng góp và hoạt động của RECOFTC tại COP21

Tham gia các đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc năm nay tại Paris - Hội nghị các bên lần thứ 21 (gọi tắt là COP hoặc COP21), Trung tâm vì Con người và Rừng (RECOFTC) tập trung vào việc thúc đẩy các chiến lược giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu một cách công bằng, bởi vì đó là những yếu tố có liên quan đến quyền lợi và sinh kế của các cộng đồng phụ thuộc vào rừng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Các cộng đồng này, tuy đóng góp lượng khí thải carbon không nhiều trên toàn cầu, nhưng lại là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ tác động của biến đổi khí hậu, và nhiều khả năng sẽ là trung tâm của các chính sách về biến đổi khí hậu trong tương lai. Do đó, các hoạt động của RECOFTC mang đến COP nhằm khuếch đại tiếng nói của người dân địa phương trong khu vực và mô tả rõ ràng các kinh nghiệm của họ nhằm đảm bảo một khung pháp lý về khí hậu công bằng hơn sau năm 2020.

Các hoạt động của RECOFTC tại COP21

  • Diễn đàn Cảnh quan toàn cầu, Phiên thảo luân dành cho những người trẻ: Tại Dragon Den, Chủ nhật, ngày 6/12, 14:30-16:00: Các nhà lãnh đạo trẻ trình bảy các giải pháp để có cảnh quan bền vững với nhóm thành viên ban hội thẩm để có phản hồi trực tiếp. Tiến sĩ Tint Lwin Thaung- Giám đốc điều hành RECOFTC, sẽ là một thành viên ban hội thẩm. Để biết thêm thông tin về chương trình nghị sự kỳ họp, xem: http://www.landscapes.org/glf-2015/youth-in-landscapes-initiative/enter-...
  • Diễn đàn cảnh quan toàn cầu, Phiên thứ 3, Giải quyết được sự phức hợp trong lâm nghiệp và phục hồi cảnh quan - phương thức thực hành về sẻ chia tốt nhất, Chủ nhật ngày 6/12, 17: 35-18:20: Lợi ích to lớn của việc đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu có thể được bắt nguồn từ rừng và phục hồi cảnh quan. Tuy nhiên, để phục hồi cảnh quan được thực hiện trên thực tế, cần phải có hiểu biết tốt hơn về những thách thức, cơ hội và tác động đến sinh kế của con người. Thảo luận này nhằm tăng cường sự hiểu biết - giữa các chuyên gia và các nhà hoạch định - sự pha trộn phức tạp của các khía cạnh và yếu tố cần được xem xét để thực hiện thành công phục hồi và quản lý rừng và cảnh quan. Tham luận viên sẽ chia sẻ các kinh nghiệm về quản trị cảnh quan và các hoạt động phục hồi tại thực địa, cũng như các các lợi ích thương mại trong sử dụng đất rừng, cơ chế chia sẻ lợi ích (ví dụ như chi trả dịch vụ môi trường hoặc REDD +), công bằng, giảm nhẹ và thích ứng. Phiên họp cũng có ý định thúc đẩy quan hệ đối tác để quản lý tri thức và xây dựng năng lực để hỗ trợ cải thiện đa lợi ích từ phục hồi cảnh quan rừng ở các vùng nhiệt đới. Tiến sĩ Tint Lwin Thaung, Giám đốc điều hành, RECOFTC, sẽ nói về những ưu tiên công bằng và các thách thức trong bối cảnh REDD + ở các nước khu vực sông Mekong. Sự kiện này sẽ được tổ chức tại Palais des Congres de Paris, https://www.google.com/maps/@48.8795242,2.2773744,14.08z

  • Thúc đẩy sử dụng đất với hàm lượng phát thải thấp (Low Emission Land Use Development), Chủ nhật, ngày 6/12, 19:00–21:00: Winrock và Nhóm công tác AFOLU Global Partnership LEDS sẽ tổ chức một buổi thảo luận và kết nối về thúc đẩy sử dụng đất với hàm lượng phát thải thấp. Đại biểu tham dự gồm đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, Chính phủ Panama, Chính phủ Việt Nam, Chương trình LEAD USAID, RECOFTC, Dự án LEAF USAID, và Winrock International. Địa điểm: Jazz Club Etoile, 81 Boulevard Gouvion Saint-Cyr, 75.848, Cedex 17 (đối diện con đường từ diễn đàn Cảnh quan Toàn cầu tại Le Meridien Etoile). Để tham dự, vui lòng đặt chỗ tại iprest@winrock.org. Để biết thêm thông tin, xem tại website: https://www.winrock.org/news/winrock-plans-active-participation-paris-cl...
  • Tại phần báo cáo Cấp cao liên (HLS) của các bên và Báo cáo của các quan sát viên, thứ Ba, ngày 12/8, 15: 00-18: 00: Tiến sĩ Tint Lwin Thaung, Giám đốc điều hành của RECOFTC, sẽ trình bày về lý do tại sao người dân địa phương phải được chú trọng trong các quyết định về biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của xây dựng năng lực để tiếng nói của các cộng đồng địa phương có thể đảm bảo các chính sách được đưa thực thi. Xem thêm chương trình tổng quan tại: http://unfccc.int/files/meetings/paris_nov_2015/application/pdf/overview...

Các hoạt động hướng tới COP21 của RECOFTC tại khu vực Châu Á

  • Đối thoại quốc gia về rừng, khí hậu, và công bằng: Trước thềm COP21 năm nay, RECOFTC đã quy tụ một loạt các nhà hoạch định chính sách lâm nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này tại các cuộc đối thoại cấp quốc gia tại Campuchia, Lào và Việt Nam. Thông qua các cuộc thảo luận này, RECOFTC đã nâng cao nhận thức về quá trình đàm phán của Hiệp Quốc, trình bày các thước đo quan trọng về công bằng trong các cơ chế về biến đổi khí hậu liên quan đến lâm nghiệp quốc tế mới được hoàn tất, và tạo điều kiện cho việc phát triển các chiến lược quốc gia có bao gồm yếu tố công bằng trong bối cảnh lâm nghiệp và biến đổi khí hậu. Để biết thêm thông tin về những sự kiện này, xem thông cáo báo chí:  Climate change negotiators, decision-makers in Cambodia, Lao PDR and Viet Nam to meet for pre-COP 21 national dialogues
  • Thành công của Hiệp định Paris COP21 phụ thuộc vào công bằng cho các cộng đồng địa phương: Các phát hiện trong báo cáo mới đây của RECOFTC 'Công bằng trong lâm nghiệp và REDD +': Một phân tích về các thách thức khi thực hiện công bằng dưới cái nhìn của các nhà ra quyết định và thực thi quyết định ở Campuchia, Lào và Việt Nam' phát hiện rằng khả năng tồn tại và thành công của bất kỳ thỏa thuận mới từ Paris đòi hỏi mở rộng công bằng cho các cộng đồng địa phương sẽ tạo nên một thành tố thiết yếu cho quá trình và kết quả trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Đọc blog tại đây.
  • Blog 'Các cánh rừng tại Đông Nam Á đang được coi là một chiến lược quan trọng để ngăn chặn biến đổi khí hậu': Các kế hoạch quốc gia nhằm giảm lượng khí thải carbon, là một trong những hoạt động hướng tới COP21 tại Paris trong tháng 12, không được bỏ qua những người dân địa phương phụ thuộc vào rừng nghèo đi. Đọc blog ở đây.
  • Bài viết 'ngành đất đai bị ra rìa trong các mục tiêu tới 2020': Trong cuộc chạy đua để hoàn tất các kế hoạch quốc gia về giảm thiểu biến đổi khí hậu khu vực châu Á-Thái Bình Dương không thể xem nhẹ ngành sử dụng đất đai, hiện đóng góp gần 25% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Đọc bài bình luận trên Bangkok Post.

Các ấn phẩm hướng tới COP21 của RECOFTC 

  • Rừng và biến đổi khí hậu sau Lima; các câu hỏi và câu trả lời (Forests and climate change after Lima; questions and answers): Các kết quả của COP20, diễn ra tại Lima - Peru, sẽ tác động đáng kể sự phát triển của ngành lâm nghiệp trong những năm tiếp theo, và có sự liên quan rõ ràng đến COP năm nay. Vì vậy, RECOFTC biên soạn một hướng dẫn ngắn gọn về tác động của COP20 và ý nghĩa của nó đối với các nhà hoạch định chính sách rừng và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.
  • Nâng cao tính công bằng cho cấp cơ sở trong lâm nghiệp trong bối cảnh bối cảnh biến đổi khí hậu: Sổ tay hướng dẫn tập huấn (Improving grassroots equity in forests and climate change context: a training manual): Cuốn sổ tay hướng dẫn tập huấn này giúp phát triển năng lực của những người làm việc trong lâm nghiệp cơ sở và năng lực của họ để tham gia vào các quá trình có sự tham gia khi thực thi các sáng kiến về biến đổi khí hậu.
  • Lâm nghiệp cộng đồng: Một cách tiếp cận quốc gia tới các Hệ thống Bảo vệ thông tin (SIS): Bản tin chính sách (Community forestry: A national approach to Safeguard Information Systems (SIS): policy brief): Mặc dù đã đạt được đồng thuận về yêu cầu các chính phủ phải cung cấp thông tin về phản ứng của họ đối với bảy biện pháp bảo vệ của REDD + tại COP16 tại Cancun, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã mới đưa ra hướng dẫn hạn chế về việc làm thế nào để chính thức hóa các hệ thống bảo vệ thông tin (SIS) để báo cáo về các biện pháp bảo vệ Cancun. Vì vậy, Bản tin chính sách này, được phát triển trước COP20, đưa ra những phương thức mà lâm nghiệp cộng đồng có thể đóng góp cho các thành phần phát triển SIS, thực thi và báo cáo.
  • Công bằng trong lâm nghiệp và REDD +: Phân tích các quan điểm từ Campuchia, Lào và Việt Nam (Equity in Forests and REDD+: Analysis of Views from Cambodia, Lao PDR, and Viet Nam): Để tiếp tục kêu gọi ủng hộ cho công bằng trong biến đối khí hậu và lâm nghiệp, RECOFTC sẽ phát triển bài phân tích với tựa đề "Rừng, REDD +, và công bằng sau Paris", phối hợp với tổ chức Climate Focus của Hà Lan. Bài viết này, sẽ được công bố vào tháng 10/2015, sẽ đánh giá sự tiến bộ của việc giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD +) ở Campuchia, Lào và Việt Nam, xác định những thách thức và ưu tiên khi thực hiện công bằng, và cung cấp các khuyến nghị chính để xây dựng chương trình quốc gia REDD +. Với các kết quả đầu ra này, RECOFTC sẽ phổ biến thông điệp phát triển và thực thi công bằng REDD+ trong mạng lưới các nhà nghiên cứu, các nhà thực thi và hoạch định chính sách.
  • Rừng, biến đổi khí hậu, và công bằng: Các thách thức và giải pháp quốc gia: Các bản tin chính sách quốc gia, dựa trên kinh nghiệm của các nhà thực thi ở Campuchia, Lào và Việt Nam, không chi đưa ra các vấn đề chính về công bằng trong REDD +, và cung cấp các giải pháp cụ thể và sáng tạo và các điểm đầu vào để giải quyết những thách thức này. Các bản tin chính sách gồm có: