RECOFTC@COP21

Trong thời gian từ 30/10 đến 11/12 năm nay, RECOFTC sẽ tham gia các cuộc đàm phán khí hậu mang tính lịch sử của Liên Hợp Quốc - Hội nghị các bên lần thứ 21 (gọi tắt là COP 21). COP 21 tập trung vào việc thúc đẩy các chiến lược giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu có sự công bằng, bởi điều này liên quan đến quyền lợi và sinh kế của các cộng đồng phụ thuộc vào rừng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Các cộng đồng này đã có đóng góp cho việc giảm thiểu khí thải carbon toàn cầu, là đối tượng chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, và nhiều khả năng sẽ là trung tâm của các chính sách biến đổi khí hậu trong tương lai. Do đó, các hoạt động trước thềm COP 21 của RECOFTC nhằm giúp cho tiếng nói của người dân địa phương trong khu vực và kinh nghiệm thực địa của họ được lắng nghe, với mục tiêu đảm bảo COP 21 ra được khung chính sách về khí hậu công bằng hơn sau năm 2020.

RECOFTC tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho COP 21

Các phiên đối thoại Quốc gia về Rừng, Khí hậu và Công bằng: Để chuẩn bị cho COP 21 năm nay, RECOFTC đã quy tụ một loạt các nhà hoạch định chính sách về lâm nghiệp và về biến đổi khí hậu cùng những người dân địa phương tại các cuộc đối thoại cấp quốc gia tại Campuchia, Lào và Việt Nam. Thông qua các hội thảo này, RECOFTC đã nâng cao nhận thức về quá trình đàm phán của Liên Hiệp Quốc, trình bày các thước đo công bằng trong các cơ chế biến đổi khí hậu liên quan đến rừng mới được quốc tế hoàn tất, và tạo điều kiện cho việc xây dựng các chiến lược quốc gia nhằm đáp ứng được công bằng trong bối cảnh rừng và biến đổi khí hậu hiện nay. Để biết thêm thông tin về những sự kiện này, vui lòng xem thông cáo báo chí: Các nhà đàm phán về biến đổi khí hậu, người ra quyết sách tham gia các đối thoại quốc gia ở Campuchia, Lào và Việt Nam để chuẩn bị cho các hoạt động trước thềm COP 21.

Bài viết "Khu vực đất đai nằm ngoài các mục tiêu 2020": Trong cuộc chạy đua để hoàn tất kế hoạch giảm thiểu biến đổi khí hậu quốc gia, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương không được bỏ qua lĩnh vực quyền sử dụng đất đai, bởi đó là khu vực góp gần 25% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Có thể đọc bài viết trên trang Biên tập của Bangkok Post của tác giả Regan Suzuki Pairojmanhakij, RECOFTC tại đây.

Các ấn phẩm của RECOFTC liên quan đến COP 21

Rừng và biến đổi khí hậu sau Lima (Quyết định Lima về hành động khí hậu): Các kết quả của COP 20 tại Lima, Peru sẽ tác động đáng kể sự phát triển của ngành lâm nghiệp trong những năm tới, trong mối liên quan rõ rệt đến COP năm nay. Vì vậy, RECOFTC biên soạn một hướng dẫn ngắn gọn về tác động của COP20 và ý nghĩa của nó đối với các nhà hoạch định và thực thi chính sách về lâm nghiệp.

Cải thiện tính công bằng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và rừng: Cuốn sổ tay tập huấn này giúp phát triển năng lực của người dân địa phương cấp cơ sở và khả năng tham gia vào các quá trình có sự tham gia khi thực hiện các sáng kiến về biến đổi khí hậu.

Lâm nghiệp cộng đồng: Một cách tiếp cận cấp quốc gia nhằm Bảo vệ hệ thống thông tin (SIS): Mặc dù đã yêu cầu các chính phủ cung cấp thông tin phản hồi đối với 7 biện pháp bảo vệ của REDD + sau COP16 tại Cancun, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã cung cấp hướng dẫn sơ lược về cách chính thức hóa hệ thống thông tin bảo vệ SIS trong báo cáo về các biện pháp bảo vệ Cancun. Vì vậy, tóm lược chính sách này, được phát triển trước COP20, vạch ra những cách thức mà lâm nghiệp cộng đồng có thể đóng góp cho các thành tố để phát triển, thực hiện và báo cáo SIS.

Bài phân tích khoa học về Rừng, REDD+ và Công bằng sau Paris (sắp xuất bản): Để tiếp tục kêu gọi cho công bằng trong biến đổi khí hậu và rừng trong bối cảnh hiện nay, RECOFTC phối hợp với tổ chức Climate Focus của Hà Lan sẽ phát hành một công trình nghiên cứu với tựa đề "Rừng, REDD + và công bằng sau tuyên bố Paris". Bài viết này, dự kiến ra mắt vào tháng Mười năm 2015, sẽ nhìn nhận một cách có giới phê bình sẽ đánh giá nghiêm túc sự tiến bộ của việc giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD +) ở Campuchia, Lào và Việt Nam, xác định những thách thức và ưu tiên trong thực hiện công bằng, và cung cấp các khuyến nghị chính nhằm thiết kế chương trình REDD + cấp quốc gia. Với kết quả dự kiến này, RECOFTC sẽ phổ biến thông điệp về công bằng trong xây dựng và thực hiện REDD + trong mạng lưới các nhà nghiên cứu, nhà thực thi và các nhà hoạch định chính sách.

Rừng, biến đổi khí hậu, và công bằng: Những thách thức và các giải pháp quốc gia (series sắp xuất bản): Những tóm tắt chính sách quốc gia này, dựa trên kinh nghiệm của các nhà thực thi của Campuchia, Lào và Việt Nam, được thực hiện vượt qua gianh giới phác thảo các vấn đề chính về công bằng liên quan đến REDD +, và cung cấp các giải pháp cụ thể và các điểm đầu vào để giải quyết những thách thức trên.