Nhóm Học hỏi Quản trị Rừng

Nhóm Học hỏi Quản trị Rừng

Thúc đẩy trao quyền công dân và trách nhiệm công trong lâm nghiệp Châu Á và Châu Phi.

Thông tin nhanh

 

Thời gian: 2003–2013

Các quốc gia: Cameroon, Ghana, Ấn Độ, Indonesia, Malawi, Mozambique, Niger, Nam Phi, Uganda, và Việt Nam

Nhà tài trợ: Bộ Phát triển Quốc tế (DFID)

Đối tác: Viện Nghiên cứu Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED);

 

Liên minh những người ủng hộ vì Phát triển và Môi trường (Uganda); Mạng lưới Lâm nghiệp Mô hình Châu Phi (Cameroon); Trung tâm Quản lý Phát triển (Malawi); Trung tâm Liêm chính Công (Mozambique); Inspirit (Indonesia); Civic Response (Phản hồi dân sự) (Ghana); Công ty Bảo vệ Pháp lý Enviro (Ấn Độ); Lâm nghiệp Nam Phi (Nam Phi); SOS Sahel Quốc tế (Niger)

 

Nhóm Học hỏi về Quản trị Lâm nghiệp (FGLG) là một liên minh không chính thức của các nhóm trong cùng một quốc gia và các đối tác quốc tế trong bảy quốc gia châu Phi và ba quốc gia châu Á. Nhóm giải quyết nhu cầu trao quyền công dân và trách nhiệm công trong bối cảnh ngành lâm nghiệp đang gặp nhiều thách thức phức tạp.

 

Liên minh châu Âu (EU) và Bộ Phát triển Quốc tế (DFID) đã tài trợ cho dự án FGLG, nhằm giải quyết khó khăn trong việc áp dụng các ý kiến chỉ đạo, vận hành các thể chế, các quyết định chính sách và các hệ thống thực tế để cải thiện quản trị rừng. Cụ thể, nhóm có mục tiêu đưa ra bốn kết quả chính:

 

·       Chiến lược giảm nghèo, chương trình quản lý rừng quốc gia, chương trình phân cấp quản lý và những quy trình có liên quan đến cải thiện quản trị rừng;

 

·       Tiếp thu và nhân rộng những cách tiếp cận thực tế để cải thiện quản trị rừng để giảm thiểu các hoạt động lâm nghiệp bất hợp pháp và không trung thực có tác động tiêu cực đến sinh kế;

 

·       Hỗ trợ không ngừng theo quy định cho các sáng kiến kinh doanh rừng của cács doanh nghiệp trong lâm nghiệp và các tổ chức khu vực tư nhân cũng như ứng dụng rộng rãi những cách tiếp cận thực tế để cải thiện quản trị rừng;

 

·       Tăng cường các quyền sở hữu, quyền tiếp cận và các khung chính sách, khung quản lý để hỗ trợ địa phương kiểm soát và hưởng lợi từ lâm nghiệp.

 

Điều này có thể thực hiện được thông qua:

 

·     Trao đổi, phổ biến và học tập về những cách tiếp cận khả thi để quản trị rừng hiệu quả,

 

·       Tạo chuyển biến trong cải thiện phương thức làm việc trong chính quyền và trong mối quan hệ giữa các bên,

 

·       Xây dựng năng lực dài hạn cho các lãnh đạo để thích ứng với những thay đổi, sự phức tạp và tính bất định trong ngành lâm nghiệp,

 

·     Cung cấp tài liệu, công cụ và hướng dẫn về thực thi quản trị rừng hiệu quả

 

FGLG được IIED (Vương quốc Anh) thúc đẩy/điều phối và được EU và DFID tài trợ. Nhóm được thành lập năm 2003 và hiện đang trong giai đoạn thực hiện 5 năm, bắt đầu từ năm 2009.

 

Hoạt động của chúng tôi với Nhóm Học hỏi về Quản trị Lâm nghiệp

 

RECOFTC là một thành viên của Ban Chỉ đạo, hỗ trợ xây dựng và thực hiện dự án tại Việt Nam và Indonesia. Các hoạt động của chúng tôi bao gồm thành lập các nhóm nhỏ ở mỗi quốc gia; thu thập đối chiếu kiến thức có sự tham gia; xây dựng mạng lưới và xây dựng năng lực; tham gia đối thoại chính sách; thử nghiệm các phương án cải thiện quản trị và phổ biến những ý tưởng, thông tin phát hiện được. RECOFTC cũng điều phối các sự kiện, hội thảo khu vực về học hỏi tại châu Á, thúc đẩy các chuyến thăm trao đổi và đóng góp vào các sự kiện học hỏi quốc tế.

 

Những điểm nổi bật về dự án của RECOFTC tại Việt Nam

 

FGLG Việt Nam tập trung chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi về xóa đói giảm nghèo thông qua lâm nghiệp cộng đồng. Cùng với IIED và trường Đại học Nông Lâm Huế, RECOFTC đã tổ chức Sự kiện Học hỏi Quốc tế lần thứ 8 cho nhóm FGLG vào tháng 3/2012. Kết quả thực hiện, các tác động và sự cách tân trong khâu thực hiện của đại diện đến từ 10 quốc gia châu Phi và châu Á được một nhóm các đồng nghiệp đánh giá; các bài học kinh nghiệm cũng được chia sẻ rộng rãi. 

 

Các hoạt động cụ thể thời gian gần đây đã tập trung thúc đẩy công tác giao rừng đến các cộng đồng; tham gia vào các tiến trình FLEGT ở Việt Nam và đẩy mạnh liên kết và sự tham gia vào các mạng lưới REDD cũng như phát triển chương trình REDD quốc gia tại Việt Nam. Những điểm nổi bật trong năm 2012 gồm:

 

Đánh giá những thu xếp chia sẻ lợi ích và quyền hưởng dụng rừng tại các tỉnh Bắc Kạn, Thừa Thiên Huế và Đắk Lắk

 

Công việc bắt đầu ở tỉnh Thừa Thiên Huế với một số cuộc họp với cán bộ địa phương (cấp huyện) về việc giao diện tích rừng trên đất cát cho người dân thôn Phò Trạch. Tuy nhiên, “khu rừng trên đất cát” không đáp ứng tiêu chuẩn thành rừng theo luật lâm nghiệp Việt Nam (chiều cao của cây quá thấp, cây chưa khép tán và do đó không nằm trong kế hoạch giao rừng cho cộng đồng của huyện. Tuy nhiên, huyện sẽ chuẩn bị một công văn chính thức, đề nghị công nhận Phò Trạch và các thôn khác có “rừng trên đất cát” được xếp vào nhóm thảm thực vật của vùng tiểu khí hậu này có ý nghĩa quan trọng với bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương. Nhóm FGLG ở Thừa Thiên Huế sẽ giám sát chặt chẽ và bám sát toàn bộ tiến trình với các cán bộ cấp huyện.

 

Cũng ở Phò Trạch, kết quả các chuyến thăm quan học hỏi và thông tin  nhóm cung cấp cho các quan chức cấp huyện và cấp tỉnh đã giúp người dân tiếp nhận được hỗ trợ tài chính từ ngân sách của tỉnh cho công tác bảo tồn rừng trên đất cát. Khoản hỗ trợ không nhiều nhưng cũng có những ý nghĩa nhất định cho công việc mà nhóm FGLG tại Thừa Thiên Huế đã và đang thực hiện trong một vài năm qua. Bên cạnh đó, đây có thể coi là một bước tiến trong việc công nhận quyền quản lý diện tích rừng trên đất cát của người dân Phò Trạch.

 

Tại tỉnh Đắk Lắk, nhóm đã tiến hành các chuyến thăm khảo sát ba địa điểm để hiểu rõ các vấn đề liên quan đến quyền hưởng dụng rừng và trao quyền lâm nghiệp cho các cộng đồng địa phương. Đây là bước đi đầu tiên để thúc đẩy giao quyền hưởng dụng cho các cộng đồng và những thông tin thu thập được sẽ giúp nhóm hiểu thực trạng quyền hưởng dụng tại điểm thực hiện dự án và chuẩn bị cho những nỗ lực tuyên truyền vận động năm 2012. FAO và RECOFTC đã tổ chức một chương trình 5 ngày nhằm nâng cao nhận thức cho các cộng đồng địa phương về quản trị quyền hưởng dụng rừng.

 

Xây dựng năng lực thích ứng và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu để hỗ trợ người nghèo:

 

FGLG Việt Nam là đơn vị cấp quốc gia có vai trò điều phối và sắp xếp các cuộc họp của mạng lưới REDD, xây dựng và thực hiện Chương trình REDD Quốc gia.  Nhóm đã chủ động tham gia vào các hoạt động khác nhau về REDD/ biến đổi khí hậu với các đối tác như Chương trình UN-REDD Việt Nam, SNV, Nhóm Công tác về Biến đối Khí hậu, VNGO-CC, GIZ, JICA và Norad – những tổ chức tài trợ cho chương trình xây dựng năng lực REDD+ cấp cơ sở và sáng kiến Đánh giá Quản trị có sự tham gia (PGA) của UNDP.

 

FGLG Việt Nam tham gia vào nhiều hoạt động nâng cao nhận thức khác nhau, bao gồm hai khóa đào tạo tiểu giáo viên (ToT) về biến đối khí hậu và REDD+ được tổ chức vào tháng 7 và tháng 8/2011 ở Bắc Kạn, Thừa Thiên Huế và Đắk Lắk. Sau khóa tập huấn ToT, các thành viên của nhóm FGLG Huế đã xây dựng một kế hoạch thực hiện các khóa tập huấn cho các đối tác trong tỉnh.