Phục hồi cảnh quan rừng cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

March 2016

Cách tiếp cận Phục hồi Cảnh quan Rừng (FLR), tuy vẫn còn trong giai đoạn phát triển sơ khai, hiện đang thu hút sự chú ý như một phương thức khôi phục phù hợp đối với rừng xuống cấp và cảnh quan suy thoái. Giá trị to lớn của phương thức này là nó tích hợp các hoạt động phục hồi rừng với các mục tiêu về cảnh quan, và nó được thực hiện với sự tham gia của cả những người có trách nhiệm trong quản lý các khu vực được phục hồi trong dài hạn. Vì vậy, phương pháp tiếp cận này tổng hợp sự đánh giá về mặt xã hội, môi trường và kinh tế trong việc khôi phục đất rừng thay vì chỉ khôi phục một cánh rừng mà không tính đến người dân sống trong rừng. Với những người không có cổ phần trong rừng, sự thành công lâu dài của công việc phục hồi không được đảm bảo.

Vai trò của khôi phục rừng đang ngày càng gia tăng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương do diện tích rừng và đất bị suy thoái rộng lớn. Trong bối cảnh này, phương thức Phục hồi Cảnh quan Rừng hiện đang được biết đến ngày càng rộng. Phương pháp này là một cách tiếp cận sáng tạo, tích hợp công việc phục hồi rừng với các hoạt động khác tại cảnh quan để đạt được năng suất tối ưu, cả về mặt thương mại và sinh thái. Tuy nhiên, người thực hành có thể không nhận thức đầy đủ về khái niệm đằng sau phương pháp này. Nhằm tăng cường phương pháp tiếp cận này trong khu vực, Văn phòng FAO khu vực châu Á-Thái Bình Dương (FAO RAP) và RECOFTC - Trung tâm Con người và Rừng đã tiến hành nghiên cứu trên nhiều nước để xem xét thực trạng suy thoái rừng và đất, các phương pháp phục hồi thường dùng và các chính sách và thể chế về môi trường có thể giới thiệu cách tiếp cận này trong khu vực. Báo cáo chính là những kết quả tóm tắt từ nghiên cứu này.

Publication tags: