Hội thảo tham vấn của Dự án RAFT3
Trong những tháng gần đây, RECOFTC - Trung tâm vì Con người và Rừng Chương trình Quốc gia Việt Nam (VCP) đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách thay thế Thông tư 38 về quản lý rừng bền vững (ban hành năm 2014). Gần đây nhất, theo hợp phần chính sách của Dự án thương mại lâm sản có trách nhiệm Châu Á (RAFT), Tổng cục Lâm Nghiệp Việt Nam (VNFOREST) và RECOFTC đồng tổ chức một hội thảo tham vấn về Thông tư mới thay thế cho Thông tư 38. Đại biểu tham gia hội thảo là các đại diện đến từ Tổng cục Lâm Nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, khu vực tư nhân, doanh nghiệp lâm nghiệp, tổ chức phi chính phủ, và các chủ rừng có liên quan.
Có 4 đối tác tham gia thực hiện dự án RAFT3, bao gồm : Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (VNFOREST), Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Toàn Cầu tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), RECOFTC-Trung tâm vì Con người và Rừng và TRAFFIC International tại Việt Nam.
Hội thảo là hoạt động cuối cùng trong chuỗi các hoạt động do Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam và RECOFTC thực hiện từ năm 2016 trong khuông khổ của dự án RAFT3, nhằm đảm bảo việc khai thác gỗ hợp pháp và có trách nhiệm được thực hiện cùng với quản lý rừng bền vững (SFM) được tăng cường ở Việt Nam. Đây là một trong số kết luận của kết quả phân tích chính sách về sự cần thiết phải xây dựng một thông tư mới để thay thế cho Thông tư 38, nhằm đáp ứng các yêu cầu của quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
Hội thảo bắt đầu băng một bản tóm tắt ngắn gọn về việc thực hiện Thông tư 38, đưa ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nó. Sau đó, thông tư mới, bao hàm các khuyến nghị từ kết quả rà soát chính sách, đã được giới thiệu. Thông tư mới nhấn mạnh rằng có các phương án quản lý rừng bền vững riêng biệt cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, và rừng sản xuất; phương án cho các hộ gia đình, cộng đồng, cá nhân và cho chủ rừng của hơn 2 loại rừng. Hơn nữa, thông tư bao gồm một hướng dẫn chi tiết để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, xác minh và phê duyệt.
Để đảm bảo tham vấn có sự tham gia, ý kiến đã được thu thập từ những người tham gia hội thảo, bao gồm các bình luận về phương án quản lý rừng bền vững cho các hộ gia đình, cộng đồng và cá nhân. Các bình luận khác liên quan đến việc đơn giản hóa các thủ tục cũng được thu thập.
Trong vòng 60 ngày tới, thông tư được mở để lấy ý kiến quốc gia. Thông tư chính thức dự kiến có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019.