RECOFTC Viet Nam
सूचना

"Truyền thông lồng ghép giới" là gì và có thể trao quyền cho phụ nữ như thế nào?

Các nhà hoạt động về giới trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm tại Tuần Lâm nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương 2016
RECOFTC News

Trong Tuần Lâm nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương (viết tắt là APFW) ở Philippines từ ngày 23-26/2/2016, đại diện các tổ chức AIPP, CIFOR, RECOFTC và FAO cùng thảo luận về 'truyền thông lồng ghép giới' và làm thế nào để truyền thông về giới có thể giúp đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (Mục tiêu thứ 5 trong Các phát triển bền vững).

Các chuyên gia thảo luận gồm đại diện cơ quan nhà nước, Liên Hợp Quốc, viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội và cộng đồng - đã xem "truyền thông về giới" như các phương thức và công cụ truyền thông chiến lược để cải thiện chất lượng về giới và sự trao quyền cho phụ nữ trong lâm nghiệp. Mỗi chuyên gia đều trình bày kinh nghiệm về các cách tiếp cận truyền thông để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới để phụ nữ dân tộc thiểu số và phụ nữ thiệt thòi ở nông thôn có thể nói lên tiếng nói của họ. Các chuyên gia đã chia sẻ các cách sử dụng chiến lược truyền thông nhằm tạo ra những thay đổi về giới trong lâm nghiệp.

Truyền thông lồng ghép giới đi vào xem xét sự khác biệt trong tiếp cận thông tin, thế hệ và phổ biến thông tin giữa hai giới theo mức độ nhận thức và nơi sinh sống, mức độ tương tác, giao tiếp của họ. Maria DeCristofaro, Nhân viên Truyền thông và Tiếp cận Cộng đồng cho Ban Lâm nghiệp của FAO, cho rằng "sự kiểm tra lồng ghép giới" trong tất cả các sản phẩm truyền thông là điều cần thiết để đảm bảo rằng chúng tôi không ủng hộ các quan niệm tiêu cực về giới và đảm bảo phụ nữ được tham gia công bằng.

1
Các điều kiện quan trọng cần xem xét trong lập kế hoạch truyền thông lồng ghép giới

DeCristofara nhấn mạnh rằng khi lập kế hoạch truyền thông chiến lược, nhất thiết phải tìm hiểu phụ nữ tiếp cận thông tin và trao đổi thông tin như thế nào, từ đó sử dụng các công cụ truyền thông phù hợp nhằm chuyển tải thông điệp hiệu quả nhất đến phụ nữ.

Các thành viên cũng chia sẻ các ví dụ về truyền thông lồng ghép giới, cung cấp cái nhìn cận cảnh về chủ đề này từ nhiều góc độ và trải nghiệm khác nhau. Ciput Purwianti - đại diện Bộ Trao quyền cho Phụ nữ và Bảo vệ trẻ em của Indonesia chia sẻ kinh nghiệm truyền thông trong chiến dịch Truyền thông về "Chỉ thị 2000 về lồng ghép giới". Đó là chỉ bằng cách thông qua việc thí điểm lập kế hoạch đáp ứng giới và lên ngân sách cấp quốc gia bằng hành động cụ thể (phát triển một website về giới và kênh học tập cho phụ nữ, đặc biệt là các công nhân nữ), chiến dịch đã chuyển tải và nâng cao nhận thức về vấn đề lồng ghép giới. Bên cạnh đó, Purwaianti nói rằng Bộ cũng đã thử nghiệm trao quyền cho phụ nữ và các mô hình lồng ghép giới ở cấp cơ sổ thông qua cách tiếp cận Đối thoại Cộng đồng - được lồng ghép với Chương Trình học đường Thân thiện với trẻ em. 

Cynthia Maharani từ CIFOR đã mô tả chiến lược lồng ghép giới vào tất cả các đề tài nghiên cứu của mình. Cách tiếp cận CIFOR hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và quy mô của các nghiên cứu đáp ứng giới, dẫn đến việc trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới trong việc ra quyết định, tiếp cận và kiểm soát tài nguyên, quản lý và chia sẻ lợi ích. Maharani lưu ý rằng CIFOR đã phát triển các chỉ số nhạy cảm về giới để phục vụ lồng ghép giới trong các chính sách của REDD+, cung cấp thông tin về các phương pháp tiếp cận về giới, và sản xuất các ấn phẩm về giới cụ thể phản ánh nhận thức của nam giới và phụ nữ trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.

2
Truyền thông được sử dụng như thế nào trong khu vực để nâng cao chất lượng giới và trao quyền cho phụ nữ trong lâm nghiệp

Joan Carling từ AIPP chia sẻ các phương thức sử dụng truyền thông để nâng cao nhận thức về gánh nặng kép của phụ nữ bản địa như nói lên các câu chuyện chưa được kể về 'những người phụ nữ vô hình ". Carling nhấn mạnh, AIPP nhận thấy phụ nữ là các tác nhân thay đổi và từ đó lồng ghép sự tham gia của họ vào các cách tiếp cận liên quan tới vận động chính sách. AIPP đã sản xuất các sản phẩm kiến thức về phụ nữ bản địa, đất đai, rừng và an ninh lương thực dưới các hình thức video, áp phích thông tin, và các ấn phẩm gồm cả 'Câu chuyên của Phụ nữ' - ấn phẩm gồm những câu chuyện về những phụ nữ bản địa điển hình đã nỗ lực đẩy mạnh tinh thần đoàn kết giữa của phụ nữ bản địa.

Februanty Suyatiningsih đến từ RECOFTC Indonesia, đã thảo luận về truyền thông lồng ghép giới trong dự án Xây dựng năng lực cho REDD+ cấp cơ sở. Dự án này đã tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao năng lực thông qua việc đảm bảo 30% thành viên tham gia các sự kiện tập huấn là phụ nữ và đảm bảo địa điểm và thời gian tập huấn phù hợp với phụ nữ. Suyatiningsih nhấn mạnh rằng dự án cũng đưa ra các sáng kiến cho tập huấn viên các cấp để thu thập và truyền tải các dữ liệu đã được phân tích tổng hợp. 

Trong phiên thảo luận, các đại diện cộng đồng - Rupho Chodo từ Thái Lan, và Yuliatin từ Indonesia đã chia sẻ kinh nghiệm của họ về việc sử dụng truyền thông để trao quyền cho phụ nữ. Chodo, một người phụ nữ dân tộc Karen - tỉnh Chiang Mai, giải thích về vai trò quan trọng của phụ nữ trong quản lý rừng cộng đồng. Cô nhấn mạnh sự cần thiết trong việc kết nối với mạng lưới phụ nữ bản địa để đảm bảo quyền về đất đai tổ tiên để lại của các cộng đồng sống trong khu bảo tồn rừng.

3
Chia sẻ kinh nghiệm về nâng cao nhận thức cấp cơ sở.

Yuliatin chia sẻ những trải nghiệm của mình sau khi tham gia dự án Xây dựng Năng lực cho REDD+ cấp cơ sở, đặc biệt với vai trò thúc đẩy viên làm việc với cộng đồng của cô nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề về biến đổi khí hậu. Mặc dù gặp sự không ủng hộ ban đầu của chồng và các thành viên khác của cộng đồng, cô hiện đang nâng cao nhận thức về các vấn đề về biến đổi khí hậu tại các lớp học hồi giáo của cộng đồng. 

Nhìn chung, các thành viên tham gia thảo luận đều kết luận rằng truyền thông lồng ghép giới là một công cụ hữu hiệu nếu được áp dụng một cách có chiến lượng có thể giúp đạt được công bằng và trao quyền về giới bằng cách tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý rừng bền vững. Liên kết sự tham gia của phụ nữ các cấp từ hộ gia đình, ủy ban thôn xã, cơ quan nhà nước cấp trung ương, cấp vùng có thể giúp cải thiện các tác động về vấn đề giới. Do vậy các mô hình truyền thông hiệu quả cần được chia sẻ, truyền thông và áp dụng rộng rãi trong các cơ quan, tổ chức lâm nghiệp trong khu vực để các chính sách về công bằng giới có thể trở thành hiện thực.